Bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt cho sức khỏe

Bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt cho sức khỏeBị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt cho sức khỏe

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc trưng của căn bệnh này là lượng đường huyết trong cơ thể thường bị tăng một cách đột ngột. Nguyên nhân là do nồng độ insulin không ổn định thiếu hụt hoặc thậm chí thừa. Tiểu đường đòi hỏi người bệnh cần có một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ khiến bệnh phát triển ngày một nặng, dẫn tới nhiều di chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Hiểu được điều đó, Healthy24h sẽ giải đáp thắc mắc “bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt cho sức khỏe?” thật chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Lý do người mắc đái tháo đường nên ăn các loại hạt

Hiểu biết bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt để tầm soát lượng đường trong máu tốt hơnHiểu biết bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt để tầm soát lượng đường trong máu tốt hơn

Trước khi tìm hiểu về vấn đề “bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt”, Healthy24h muốn cùng bạn đi tìm những lý do người bệnh nên ăn các loại hạt.

Khoa học đã chỉ ra nếu bị tiểu đường mà người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu để lượng đường luôn chạm mức an toàn thì bạn gần như không khác một người bình thường.

Một nghiên cứu của Mỹ trên 117 người bệnh tiểu đường type 2, type 3 với hai thực đơn khác nhau bao gồm: 57g hạt hạnh nhân, một chiếc muffin làm từ lúa mì nguyên cám và một ít hạt hạnh nhân, nửa bánh muffin. 

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn 57g hạt hạnh nhân cho kết quả sức khỏe khả quan hơn chỉ sau 3 tháng. Lượng đường trong máu và mức cholesterol LDL của người bệnh ổn định, được kiểm soát tốt hơn. 

Vì vậy, người mắc đái tháo đường nên ăn các loại hạt thường xuyên trong mức cho phép. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã liệt kê những loại hạt có lợi cho sức khỏe người bệnh bao gồm:  hạt điều, quả óc chó, đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười,… 

Các loại hạt tốt cho người đái tháo đường vì chúng chứa hàm lượng chất béo không bão hòa thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể (hỗ trợ sự phát triển của tế bào, bảo vệ các cơ quan, tim mạch,..). 

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp những loại thực phẩm chức năng tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay

Bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt 

Để không khiến tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ quy tắc quản lý lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định bằng cách kiểm soát lượng carbohydrate trong thực phẩm hàng ngày sao cho phù hợp.  

Người bệnh không nên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều vào một bữa mà nên chia nhỏ từng bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả nhất. Ba bữa chính bệnh nhân đái tháo đường cần có trong ngày là: 

  • Bữa sáng: ăn đầy đủ, ăn no chừng mực để nạp lại nguồn năng lượng bị hao hụt qua giấc ngủ đêm qua và bổ sung năng lượng cho một ngày mới. Tuyệt đối không bỏ bữa sáng dẫn tới nồng độ đường trong máu các thời điểm trong ngày bị chênh lệch quá nhiều.  
  • Bữa trưa và bữa tối: ăn ít hơn bữa sáng, giữ lượng calo tương đương nhau và ăn tối trước khi đi ngủ 2h đồng hồ.

Vậy bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân đái tháo đường nên ăn hạt vào bữa phụ hoặc ăn một chút vào bữa chính. Mỗi bữa phụ người bệnh có thể ăn khoảng 10 hạt để xoa dịu cảm giác đói trước khi đến với bữa chính. Nếu người bệnh tập thể dục có thể ăn hạt lót dạ trước khi tập khoảng 1h và sau tập 15 phút để bổ sung năng lượng. 

6 loại hạt người tiểu đường nên ăn 

Người tiểu đường nên ăn các loại hạt hoặc các chế phẩm từ hạt như sữa hạt,.. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chọn lọc các sản phẩm để phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. 

Nếu bạn đã biết bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt nhưng chưa biết nên ăn hạt gì thì hãy tham khảo top 5 loại hạt được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất sau đây. 

Đọc thêm:  11 cách làm giảm mỡ máu trong 6 tuần hiệu quả nhất 2023

Quả óc chó 

Lượng carb trong óc chó rất thấp nên an toàn với người tiểu đườngLượng carb trong óc chó rất thấp nên an toàn với người tiểu đường

Óc chó được tạo thành từ 65% chất béo và khoảng 15% protein. Nó có lượng carbs thấp, hầu hết là chất xơ. Trong 30 gram óc chó có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 185, Nước: 4%, Carbs: 3,9 gram
  • Protein: 4,3 gram, Đường: 0,7 gram, Chất xơ: 1,9 gam, Chất béo: 18,5 gram

Tuy rất giàu chất béo và calo, nhưng óc chó không làm tăng nguy cơ béo phì khi thay thế các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống. Quả óc chó giàu chất béo omega-3 thực vật ( còn gọi là axit alpha-linolenic), hàm lượng cao hơn đáng kể so với các loại hạt khác. Mỗi 28gram, hạt óc chó sẽ cung cấp 2,5 gram AAL. 

Khi tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó và biết bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt, bạn sẽ thấy óc chó đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn. 

Xem thêm: Bộ 3 Vlive Chính Hãng Nuôi Dưỡng Tế Bào Gốc Khỏe Mạnh

Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân rất giàu chất béo và protein lành mạnh Hạt hạnh nhân rất giàu chất béo và protein lành mạnh 

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi 28 gram hạt hạnh nhân như sau:

  • Chất xơ: 3,5 gram, Protein: 6 gram, Chất béo: 12,5 gram
  • Vitamin E: 37% RDI, Mangan: 32% RDI, Magie: 20% RDI

Hạt hạnh nhân ít carbs nhưng nhiều chất béo, protein và chất xơ lành mạnh. Hàm lượng magie (khoáng chất tham gia vào hơn 300 quá trình của cơ thể, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu) cao. 

Hạnh nhân hỗ trợ khắc phục sự thiếu hụt giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy của insulin. 

Hạt điều 

Điều giàu axit anacardic, cardanol, cardol hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quảĐiều giàu axit anacardic, cardanol, cardol hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quả

Thành phần dinh dưỡng có trong mỗi 28,35g hạt điều sẽ chứa:

  • 157 calo, 8,56g carbohydrate
  • 1,68g đường, 0,9g chất xơ, 5,0g protein

Hạt điều có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu và ung thư vì chúng giàu các chất chống oxy hóa như axit anacardic, cardanol, cardol. Đặc biệt hoạt chất Proanthocyanidins có trong hạt điều thuộc nhóm flavonoid còn có tác dụng chống lại và hạn chế mạnh mẽ các tế bào ung thư phát triển.

Trong hạt điều chứa nhiều vi chất đồng hỗ trợ quá trình trao đổi sắt giúp sản sinh các tế bào hồng cầu. Vậy nên chúng còn có tác dụng thúc đẩy hình thành hồng cầu trong cơ thể, cải thiện và làm hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh.

Tham khảo: Top các loại sữa cho người suy thận tiểu đường

Hạt dẻ cười 

Hạt dẻ cười làm giảm quá trình glycat hóaHạt dẻ cười làm giảm quá trình glycat hóa

Giá trị dinh dưỡng có trong mỗi 100g hạt dẻ cười như sau:

  • Calo – 557, Carbohydrate – 28g
  • Chất xơ – 10,3g, Chất béo – 44,4g, Chất đạm – 20,8g

Đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường, glucose trong thức ăn tạo thành một liên kết với protein khiến cơ thể không hấp thụ được. Quá trình này có tên khoa học là glycat hóa. 

Các hoạt chất chống oxy hóa trong hạt dẻ có tác dụng làm giảm quá trình glycat hóa, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường. Hơn nữa, hạt dẻ cười có chỉ số đường huyết thấp, nên không gây ra sự mất cân bằng lượng glucose trong máu. 

Có thể bạn quan tâm: Vlive V Oxy Tăng Tuần Hoàn Máu, Tăng Oxy Nuôi Tế Bào

Đậu phộng 

Đường huyết trong đậu phộng cực kỳ thấp Đường huyết trong đậu phộng cực kỳ thấp 

Lạc thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nhất. Điều này có thể hiểu đơn giản là khi ăn lạc sẽ không làm tăng đột biến lượng đường trong máu của người đái tháo đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ.

Đậu phộng chứa những thành phần các chất dinh dưỡng giúp giảm và kiểm soát tốt được hàm lượng cholesterol. Hơn nữa loại hạt này còn có tác dụng cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt mang lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

Một khẩu phần đậu phộng sống khoảng 100gr có thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 207, Carbohydrate: 6 gam
  • Chất đạm: 9 gam, Chất béo: 18 gram, Chất đạm: 9 gam, Chất xơ: 3 gam, Đường: 1 gram

Hạt chia 

Hạt chia cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát và làm ổn định lượng đường trong máu rất tốtHạt chia cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát và làm ổn định lượng đường trong máu rất tốt

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 28 gram hạt chia như sau:

  • Calo: 140, Carbohydrate: 1 gram
  • Protein: 4 gram, Chất béo: 9 gram ( phần lớn là omega-3), Chất xơ: 11,5 gram
  • Canxi: 18% RDI, Magie: 30% RDI, Mangan: 30% RDI, Photpho: 27% RDI

Nồng độ đường huyết trong máu lúc đói tăng cao là đặc trưng dễ nhận thấy ở bệnh đái tháo đường type 2. Tình trạng này nếu không được cải thiện mà diễn ra liên tục thì có thể trở thành tiền đề gây ra các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tim,…

Hạt Chia đã được chứng minh có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát hiệu quả và làm ổn định lượng đường trong máu. Để làm giảm nồng độ đường huyết trong máu sau bữa ăn, bệnh nhân có thể ăn kèm một lát bánh mì hạt Chia khi dùng bữa.

Hạt chia chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ nguồn chất béo dễ bị mất đi trong hạt. Chúng còn có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các gốc tự do gây hại tới các phân tử tế bào, dẫn đến lão hóa và các căn bệnh nguy hiểm.

3 lưu ý khi sử dụng các loại hạt cho người tiểu đường

Bác sĩ đã chỉ ra rằng: 

  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, việc đếm lượng carbohydrate rất quan trọng để duy trì lượng đường máu ổn định.
  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2 và bị thừa cân, béo phì thì việc giảm cân chính là chìa khóa để giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh.

Vậy nên việc chọn mua các loại hạt cho người bệnh tiểu đường quan trọng không kém gì chọn đúng câu trả lời cho câu hỏi “bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt”. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về thành phần dinh dưỡng trong hạt trước khi mua.

Hãy mua hạt tại nơi uy tín, có giấy chứng nhận/ kiểm định của các cơ quan có thẩm quyền, không mua hàng trôi nổi trên thị trường, hàng giả gắn mác nước ngoài.  

Không ăn các loại hạt ướp muối khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Hạn chế tối đa 6g muối/ ngày. Hãy nhớ đọc kỹ nhãn thực phẩm  trước khi chọn mua.  

Bổ sung sữa hạt, thực phẩm chức năng cho người tiểu đường

Ovisure Gold là loại sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường Ovisure Gold là loại sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường 

Bên cạnh các loại hạt, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm sữa hạt dành riêng cho bệnh tiểu đường như Ovisure Gold, sữa non Alpha Lipid,…. Sữa cung cấp hàm lượng kháng thể tự nhiên ‎IgG rất tốt cho hệ miễn dịch của người đái tháo đường.

Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm chức năng nên uống và các lưu ý khi sử dụng

Giống như lời giải đáp cho thắc mắc “bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt” thì người bệnh đái tháo đường nên sử dụng một cốc sữa hạt thay thế cho một bữa phụ hoàn chỉnh. 

Việc ăn uống kiêng khem của người bệnh tiểu đường đã không còn khó khăn như ngày trước. Sự tiến bộ của y học và sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm dành riêng cho người tiểu đường như hạt, sữa,.. giúp khẩu phần ăn ngày càng đa dạng và ngon hơn. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, Healthy24h đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay về bệnh tiểu đường và có câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Bị tiểu đường ăn các loại hạt vào thời điểm nào là tốt?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *